Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Thõng tay vào chợ


Lộ hung tiển túc nhập triền lai
Mạt thổ đồ khôi tiếu mãn tai
Bất dụng thần tiên chân bí quyết
Trực giáo khô mộc phóng hoa khai

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

"Bình thường là đạo"


Có lẽ vì sống mà phải ăn hèn, nuốt nhục quá lâu, nên trong tôi không có bất cứ một khái niệm nào cho thật rõ ràng về hai từ Yêu Nước. Hai từ này vẫn dược nói ra rả hàng ngày trên cái hệ thống truyền thanh khổng lồ, lại tuôn ra từ những cái mồm láo toét và tôi không nghe và cũng chẳng quan tâm xem trong tự điển người ta định nghĩa nó như thế nào? Tôi dị ứng với hai từ Yêu Nước.

Bng một hôm tôi chợt nhớ ra mình đọc được ở đâu đó câu chuyện như thế này. Có một hành giả hỏi một thiền sư: Thế nào là đạo? Vị thiền sư trả lời: Bình thường là đạo. Câu chuyện chỉ có 21 từ ấy cứ quấn vào tôi trong những phút giây rỗi rãi dư thừa mà cũng chẳng có một kết luận nào xác đáng. Tôi không theo đạo nào cả dù khuynh hướng đạo Bụt khá mạnh, nhưng đến với kinh sách chẳng qua là tò mò, chớ chưa bao giờ bước chân vào chùa với tư cách tín đồ. 

Đấy các bạn thấy tôi có lẫm cẫm không? Yêu NướcBình Thường Là Đạo có dính dáng gì với nhau đâu? 

Ngày 16.5 vừa qua, tôi lên mạng và theo dõi vụ án của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên. Bây giờ thì hai cháu đang ở trong một nhà tù nào đó và đối diện với những khó khăn. Nhưng hai cháu đã để lại bên ngoài biết nhiêu cảm xúc. Giận dữ, xót xa, cảm phục và ngưỡng mộ nữa. Nhưng với riêng tôi thì có một thứ cảm xúc gì đó, đã ngủ yên từ bao nhiêu năm, hốt nhiên bùng dậy làm cho cái thân xác già nua gần như không chịu nổi. Hôm nay 19.5, cái ngày chó má của dân tộc, người ta lại rêu rao hai cái từ yêu nước. Tôi phải cố gắng để lấy lại bình tỉnh và có lẽ tôi làm được. Một giây phút bất ngờ, mà đạo Bụt gọi là ngộ, làm tôi nhận ra Yêu Nước, hai từ mà do chính hai cháu dõng dạc nói ra trước phiên tòa, và câu trả lời của vị thiền sư là một. Thì ra lão già này không lẫm cẫm. Bình Thường Là Yêu Nước, từ đó mà nhận ra “không bình thường là không yêu nước”. 

Một quốc gia mà bị khuynh loát bởi một thế lực chính trị là không bình thường. 

Một quốc gia mà co ro cúm rúm trước ngoại bang là không bình thường. 

Một quốc gia mà hầu hết các nhân viên từ những ông tổ trưởng lên đến ông thủ tướng, ông chủ tịch nước mà không lắng nghe tiếng nói của nhân dân là không bình thường. 

Một ban lãnh đạo quốc gia chỉ toàn những kẻ dối trá, tham lam tàn bạo là không bình thường. 

Một xã hội mà không có tôn ti trật tự là không bình thường. 

Các thầy thuốc sống trên nỗi đau của bệnh nhân là không bình thường. 

Thầy cô giáo dạy cho học trò sự biển lận là không bình thường. 

... Và còn rất nhiều việc không bình thường từ nhỏ đến lớn cứ xảy ra liên tục trong cuộc sống mỗi ngày. 

Xét trong lịch sử Việt Nam chưa bao giờ phải đối diện với quá nhiều, quá lâu những cái không bình thường như vậy. 

Ngày 16.5 trong khi Tàu Cộng ra lệnh cấm đánh bắt cá trên lãnh hải Việt Nam và xua tàu đánh bắt có vũ trang ầm ào trên biển Đông thì ở Long An người ta đưa ra một bản án 14 năm tù dành cho Nguyên Kha và Phương Uyên vì tôi rãi truyền đơn có nội dung “Vì danh dự Tổ Quốc. Chống giặc Tàu - Vì tương lai đất nước. Chồng tham nhũng” lại là một việc cũng “bình thường” 

Đây chính là cái “bình thường” đã xảy ra xuyên suốt từ ngày CNCS xuất hiện ở Việt Nam và nó trở thành “Không Bình Thường Là Bán Nước”.

Việc Nguyên Kha và Phương Uyên ngẩng cao đầu bước vào chốn lao tù như các anh các chị chẳng qua là việc bình thường.

Tam Quan

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Đêm ngủ Chùa đọc Thái Bá Tân với trăn trở - Điều Ác chỉ thắng khi điều Thiện im lặng.


Ai

Vào năm ấy, ở mặt trận ấy, hai nghìn người lính trẻ được lệnh xuống đồng bằng tham chiến. Sau một đêm, chỉ ba mươi người sống sót trở về!

Nhiều năm qua tôi luôn bị ám ảnh bởi con số khủng khiếp này trong một câu khô khan và thuần túy mang tính thông tin. Chính xác đó là câu thơ trong bài “Ai? Tôi!” của nhà thơ Chế Lan Viên khi ông viết về chiến dịch Mậu Thân. Tác giả nêu câu hỏi: “Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2000 người đó?” Và chính ông tự trả lời mình: “Tôi! Tôi/ người viết những câu thơ cổ võ/ Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong”.

Một tâm hồn nhạy cảm! Một nhân cách lớn! (Anh Chế Lan Viên ơi, em đây, Thái Bá Tân đây. Cảm ơn anh đã nói hộ lòng em. Em còn giữ tập thơ anh tặng ngày nào.)

Đằng sau những con số này là những con số khác còn khủng khiếp hơn: Một triệu người lính cách mạng và hai triệu dân thường Việt Nam đã hy sinh trong cái ta thường gọi là “cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc”.

Như nhà thơ, tôi cũng bị ám ảnh bởi câu hỏi của ông: Ai chịu trách nhiệm về cái chết của 2000 người đó? Không phải tôi, tất nhiên, vì tôi là người bình thường và chỉ nhờ ngẫu nhiên mới không bị gộp vào con số đó. Tôi không ra lệnh, không đưa ra các quyết sách lớn về đại cục. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa tôi hoàn toàn vô tội. Không, tôi vẫn phải chịu một phần trách nhiệm vì đơn giản tôi là một công dân và đã để đất nước mình rơi vào hoàn cảnh như vậy. Một công dân tốt còn biết đau về cái chết của đồng bào.

Câu hỏi tiếp: Liêu có đáng phải hy sinh ghê gớm như thế để “giải phóng dân tộc” không, mà rồi, giải phóng khỏi ai? Khỏi những đồng bào Việt Nam khác ở bên kia chiến tuyến?

Một câu hỏi nữa: Ba mươi người sống sót trong số 2000 người ấy bây giờ thế nào, và họ nghĩ gì về sự trận đánh ấy của họ mà đài báo ta lúc ấy gọi là “thắng lợi, nhưng ta phải chịu một số thương vong nhất định”?

Khá vất vả, cuối cùng tôi cũng tìm được một người, ngay trong huyện Diễn Châu quê tôi. Điều này lần nữa làm tôi giật mình: Sao lúc nào, ở đâu có đánh nhau ác liệt nhất và nhiều người chết nhất cũng có mặt những người lính nông dân Nghệ Tĩnh của tôi? Có thể chỉ ngẫu nhiên, nhưng vẫn giật mình.

Đó là một lão nông trạc tuổi tôi, trên sáu mươi chút ít, nhưng trông hom hem với một chân thọt và một tay hơi khuỳnh khuỳnh.
“Chuyện từ đời tám hoánh nào, hơi đâu mà nhớ đến. Mà cũng chẳng còn lúc nào rỗi để nhớ”. Ông nói khi tôi gợi chuyện. “Con cháu một bầy, toàn ăn hại. Lại thêm trận lụt vừa rồi ngập hết lúa như bác thấy.”

“Bác có cảm giác thế nào khi sống sót trở về rừng?”

“May! Còn thế nào nữa. May thoát chết như bác nói. Nhờ giả vờ chết mà sống đấy.”

“Sau đó thì sao?”

“Thì đánh nhau tiếp. Trong số ba mươi người sống sót lần ấy, nghe nói chỉ năm người trở về nhà khi chiến tranh kết thúc. Trong đó có tôi. Cũng nhờ may rủi thôi”.

Tôi lặng người, chẳng biết nói gì thêm.

“Sự hy sinh của các bác thật to lớn.” Tôi lên tiếng khi thấy im lặng mãi bất tiện. “Các bác là những người anh hùng, dũng cảm, dám xã thân vì nước...”

“Anh hùng, dũng cảm cái đếch gì. Người ta bảo đi lính thì đi. Bảo xung phong thì xung phong. Không xung phong, không dũng cảm mà được à? Không bị địch bắn chết thì cũng bị đồng đội đằng sau bắn vào lưng!”

Mấy thằng nhỏ thấy có khách, xúm lại hóng hớt. Ông chúng quát:
“Chúng mày biến! Mai kia thằng Tàu nó đánh, sẽ đến lượt chúng mày! Không thoát được đâu!”

Cuộc gặp này để lại trong tôi một ấn tượng nặng nề.

Tôi cũng may. May chưa bao giờ viết thơ cổ vũ người khác ra trận. May không phải là một trong ba mươi người sống sót ấy, chính xác hơn, năm người. Nếu không tôi sẽ đau khổ lắm. Chả là đời trót cho tôi cái chữ nên hay suy luận và mặc cảm. May nữa là tôi không bao giờ phải bắn vào lưng đồng đội nếu họ không xung phong, và ngược lại. May! Và tôi cảm ơn số phận điều ấy.

Nhưng tôi cũng có con cháu, và như ông ấy nói, mai kia thằng Tàu đánh mình, sẽ đến lượt chúng. Nghĩ mà sợ. Sợ và buồn. Vì lão nông kia, tôi và con cháu của tôi không có sự lựa chọn nào khác. Vì chúng tôi, vì tất cả chúng ta, đơn giản chỉ là những con tốt vô danh trên bàn cờ của các nhà lãnh đạo đất nước.
Thái Bá Tân

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Buổi sáng một mình trên đồi Trại Thủy

"Ai tìm ai giữa mênh mang
Chỉ còn mây trắng giăng hàng khuất che
Một mình lắng, một mình nghe
ơ kìa cái cõi - đi - về gang tay
!"

Lâm Thị Mỹ Dạ

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Chiều ngả ba Thành Nha Trang


Một mình ngồi với băn khoăn
Cuối đầu nghe thoáng ăn năn, lời buồn ...

Nha Trang

"Bây giờ chỉ một mình ta
Một mình ta với bao la một mình"
Lân Thị Mỹ Dạ