Nhìn hai đứa cháu hăm hở cặp sách đến trường, nghĩ đến và thoáng buồn cho nên giáo dục đất nước...
Tôi nhớ 9 năm trước trong buổi lễ quốc khánh Singapore 2004 trong bài phát biểu thủ tướng Lý Hiển Long nói :
“Chúng ta phải dạy ít đi để học sinh, sinh viên có thể học được nhiều hơn”.
Một câu nói có vẻ nghịch lý, nhưng giờ trở thành chính sách quan trọng trong nền giáo dục singapore.
Dạy ít để tạo thêm khoản trống trong chương trình, để giáo viên học sinh, sinh viên chủ động hơn trong việc dạy và học, khơi dậy tư duy sáng tạo riêng, khám phá kỷ năng sống gần với thực tế cho các em, để các em còn có thời gian tiếp cận với những môn học khác như Nghệ thuật, âm nhạc, hội họa, công nghệ thông tin….để các em hình thành nhân cách năng động, sáng tạo và sẽ không còn kiểu học vẹt, học theo thành tích….
Dạy ít nhưng các em học được rất nhiều, tạo dựng một thế hệ trẻ toàn diện
Còn Việt Nam ta, xin dẫn nhận xét của giáo sư Hoàng tụy :
Giáo dục Việt Nam đang lạc hậu, lạc hướng và lạc điệu
GS Hoàng Tụy cho rằng, trong thế giới hiện đại, với xu thế toàn cầu hóa, nước nào không hội nhập được, không thích nghi được, tất sẽ bị cô lập, bị bỏ rơi lại đằng sau, “chết lâm sàng rồi từ từ bị đào thải, nếu không sớm tỉnh ngộ”.
GS Hoàng Tụy chỉ ra: Giáo dục đang lạc hướng, lạc điệu từ cái gốc, tức là từ triết lý giáo dục, từ tư duy, quan niệm cơ bản về mục tiêu, đường lối, cung cách làm giáo dục. Nhà trường không thể chỉ dạy chữ, dạy kiến thức, mà còn dạy làm người.
Thực tế xưa nay nhà trường nào cũng làm như thế cả, dù gián tiếp hay trực tiếp, dù có ý thức hay vô ý thức. Cái khác nhau chỉ là ở nội dung và cách dạy người. Dạy cho thanh thiếu niên thành người như thế nào, đó là chỗ khác nhau cơ bản giữa nhà trường lạc hậu và nhà trường hiện đại, tiên tiến.
GS Hoàng Tụy chỉ ra: Giáo dục đang lạc hướng, lạc điệu từ cái gốc, tức là từ triết lý giáo dục, từ tư duy, quan niệm cơ bản về mục tiêu, đường lối, cung cách làm giáo dục. Nhà trường không thể chỉ dạy chữ, dạy kiến thức, mà còn dạy làm người.
Thực tế xưa nay nhà trường nào cũng làm như thế cả, dù gián tiếp hay trực tiếp, dù có ý thức hay vô ý thức. Cái khác nhau chỉ là ở nội dung và cách dạy người. Dạy cho thanh thiếu niên thành người như thế nào, đó là chỗ khác nhau cơ bản giữa nhà trường lạc hậu và nhà trường hiện đại, tiên tiến.
Những điều đơn giản nầy không biết ông Phạm Vũ Luận bộ trưởng giáo dục và ông Bùi Văn Ga thứ trưởng giáo dục đã nghĩ đến chưa?